Tuesday, April 26, 2016

Xác suất toán học

I. Khái niệm
Xác suất toán học nghiên cứu các hiện tượng ngẫu nhiên. Hiện tượng ngẫu nhiên là hiện tượng không biết trước được kết quả khi xảy ra trong một lần quan sát. Nhưng, nếu quan sát nhiều lần một hiện tượng ngẫu nhiên trong các phép thử như nhau, thì sự phân bố kết quả khá đều đặn.
1. Phép thử
Định nghĩa 1: Phép thử là quá trình tạo một quan sát.
Phép thử ngẫu nhiên là phép thử không biết trước được kết quả khi xảy ra. Ta có thể liệt kê tất cả các kết quả của phép thử.
Các kết quả liệt kê phải đầy đủ, nghĩa là tất cả các kết quả có thể có phải được bao gồm. Ngoài ra, các kết quả phải loại trừ nhau, nghĩa là không có hai kết quả xảy ra cùng một lúc.
2. Không gian mẫu
Một danh sách các kết quả đầy đủ và loại trừ nhau gọi là không gian mẫu, ký hiệu S. Các kết quả được kí hiệu là O1, O2, ..., Ok.
Định nghĩa 2: Không gian mẫu S của phép thử là tập hợp tất cả các kết quả có thể có. Các kết quả phải đầy đủ và loại trừ nhau. Vậy,
S = {O1, O2, ..., Ok}.
Ví dụ 1: Phép thử tung đồng xu cân bằng có 2 kết quả: {H}, {T}, với H là đầu và T là đuôi.
Không gian mẫu S = {H, T}.
Ví dụ 2: Phép thử tung xúc xắc cân bằng có 6 kết quả: {1}, {2}, {3}, {4}, {5}, {6}.
Không gian mẫu S = {1, 2, 3, 4, 5, 6}.







Hình 1: Sơ đồ Venn cho không gian mẫu S của phép thử tung xúc xắc.
3. Biến cố
Một kết quả của không gian mẫu được gọi là một điểm mẫu hay một biến cố đơn. Tất cả các biến cố khác được cấu tạo từ các biến cố đơn trong không gian mẫu.
Định nghĩa 3: Biến cố, kí hiệu chữ hoa in, là một tập hợp của một hoặc nhiều biến cố đơn trong không gian mẫu.
Định nghĩa 4: Biến cố đơn E là biến cố không thể phân chia được. Mỗi biến cố đơn tương ứng với một và chỉ một điểm mẫu. Vậy, biến cố đơn là tập hợp có một điểm mẫu duy nhất.
Ví dụ 3: Phép thử tung xúc xắc cân bằng có 6 kết quả: {1}, {2}, {3}, {4}, {5}, {6}. Mỗi kết quả là một biến cố đơn.
Khi phép thử được tiến hành một lần, bạn sẽ quan sát một và chỉ một biến cố đơn.
Ví dụ 4: Nếu bạn tung xúc xắc một lần và quan sát số1, bạn không thể cùng một lúc quan sát số 2. Vậy, biến cố {1} và {2} là khác biệt và loại trừ nhau.
Tương tự, tất cả các biến cố đơn là các biến cố loại trừ nhau.
Định nghĩa 5: Biến cố đơn E là trong biến cố hợp A nếu A xảy ra bất cứ khi nào E xảy ra.
Ví dụ 5: Phép thử tung xúc xắc cân bằng, biến cố A (quan sát số chẵn) sẽ xảy ra nếu một trong những biến cố đơn {2}, {4}, hay {6} xảy ra. Vậy, A = {2, 4, 6}. Ta còn gọi A là biến cố hợp vì chứa 3 biến cố đơn.
Định nghĩa 6: Biến cố hợp là biến cố có thể phân chia thành các biến cố đơn. Vậy, biến cố hợp là một tập hợp có nhiều điểm mẫu.
Định nghĩa 7: Biến cố chắc chắn là biến cố xảy ra khi thực hiện phép thử.
Ví dụ 6: Tung đồng xu, biến cố {H} hay {T} là biến cố chắc chắn.
Định nghĩa 8: Biến cố không thể, kí hiệu Æ, là biến cố không xảy ra khi thực hiện phép thử.
Ví dụ 7: Tung xúc xắc, biến cố {7} là biến cố không thể.
4. Định nghĩa xác suất
1) Định nghĩa cổ điển của xác suất:
Giả sử phép thử thoả mãn hai điều kiện:
a. Không gian mẫu S có một số hữu hạn phần tử.
b. Các kết qủa xảy ra đồng đẳng.
Thì xác suất của biến cố A, kí hiệu P(A), là
P(A) = (số phần tử của A) / (số phần tử của S) = |A| / |S|.
Ví dụ 8: Tung xúc xắc cân bằng, biến cố A (quan sát số chẵn) là A = {2, 4, 6}. Thì |A| = 3, |S| = 6. Vậy,
P(A) = |A| / |S| = 3/6 = 1/2.
Để tính xác suất cổ điển ta dùng cách đếm của giải tích tổ hợp.
2) Định nghĩa tần số của xác suất:
Giả sử phép thử được thực hiện n lần độc lập trong những điều kiện giống nhau, biến cố A xuất hiện Sn(A) lần, thì tần số tương đối của biến cố A là Sn(A)/n.
Theo luật số lớn, khi n tăng lên vô hạn thì Sn(A)/n tiến đến một giới hạn. Giới hạn này là xác suất của biến cố A:
P(A) = limSn(A)
            n®¥
Trên thực tế, P(A) gần bằng tần số Sn(A)/n khi n đủ lớn.
Ví dụ 9: Tung đồng xu cân bằng, tần số của H gần bằng ½.
3) Định nghĩa chủ quan của xác suất:
Xác suất là mức độ của niềm tin mà ta có trong sự xuất hiện của một biến cố.
Ví dụ 10: Một nhà đầu tư có thể chủ quan xác định xác suất của giá cổ phiếu sẽ tăng trong tháng tới là 60%.
5. Giải thích xác suất:
Cho bất kỳ phương pháp gán xác suất nào, ta có thể giải thích xác suất bằng phương pháp tần số tương đối của một số vô hạn phép thử.
Ví dụ 11: Một nhà đầu tư có thể chủ quan xác định xác suất của giá cổ phiếu sẽ tăng trong tháng tới là 60%. Ta giải thích số 60% như ta có một số vô hạn cổ phiếu với các đặc điểm kinh tế và thị trường tương tự như một trong những nhà đầu tư sẽ mua, 60% trong số họ sẽ tăng giá trong tháng tới.
Ví dụ 12: Theo phương pháp cổ điển, xác suất của 5 trong tung xúc xắc cân bằng là 1/6. Ta giải thích số 1/6 như tỷ lệ số lần 5 được quan sát trên một xúc xắc cân bằng được tung vô số lần.
Trong suy luận thống kê, phương pháp tần số tương đối thường được dùng để giải thích xác suất; nó liên kết dân số và các mẫu thử.
Định nghĩa 12: Dân số (Population): là tập hợp tất cả các dữ liệu liên quan đến một phép thử.
Tham số thường được dùng để diễn tả một dân số.
Định nghĩa 13: Mẫu thử (Sample): là tập hợp các dữ liệu được rút ra từ dân số.
Thống kê thường được dùng để diễn tả một mẫu thử.
Sau đó, số liệu thống kê mẫu thử được dùng để suy luận về dân số.
6. Không gian mẫu rời rạc
Ví dụ 13: Số các điểm mẫu của phép thử tung xúc xắc là hữu hạn, gồm sáu điểm mẫu khác nhau tương ứng với sáu biến cố đơn {1}, {2}, {3}, {4}, {5} và {6}. Không gian mẫu là 
S = {1, 2, 3, 4, 5, 6}.
Ví dụ 14: Để đếm vi khuẩn trong mẫu thực phẩm, ta đặt E0 là quan sát 0 vi khuẩn, E1 là quan sát 1 vi khuẩn, … Số các điểm mẫu của phép thử đếm vi khuẩn là vô hạn đếm được, gồm số điểm mẫu tương ứng một-một với số nguyên. Không gian mẫu là 
S = {E0, E1, E2, ...}.
Định nghĩa 14: Không gian mẫu rời rạc là không gian chứa một hữu hạn hoặc một vô hạn đếm được của các điểm mẫu.
7. Tiên đề của xác suất
Định nghĩa 15: Giả sử phép thử có không gian mẫu S. Mỗi biến cố A trong S (A là một tập con của S) ta gán một số, P(A), gọi là xác suất của A, theo các tiên đề sau:
Tiên đề 1: P(A) > 0.
Tiên đề 2: P(S) = 1.
Tiên đề 3: Nếu A1, A2, ... là một chuỗi vô hạn đếm được biến cố, mà từng cặp loại trừ nhau trong S, thì
P(A1ÈA2È ...) = SP(Ai).
Tương tự, nếu A1, A2, ..., An là một chuỗi hữu hạn biến cố, mà từng cặp loại trừ nhau trong S, thì P(A1ÈA2È...ÈAn) = SP(Ai).

8. Xác suất có điều kiện
Xác suất của một biến cố sẽ thay đổi tùy theo sự xuất hiện hoặc sự không xuất hiện của một hoặc nhiều biến cố liên quan.
Ví dụ 15: Xác suất không điều kiện của 1 trong tung xúc xắc cân bằng là 1/6. Xác suất có điều kiện của 1, cho rằng số chẵn đã xảy ra là 1/3.
Định nghĩa 16: Xác suất có điều kiện của biến cố A, cho rằng biến cố B đã xảy ra, là
P(A|B) = P(AÇB) / P(B), nếu P(B)> 0.
Ví dụ 16: Tung xúc xắc cân bằng một lần, tìm xác suất của 1, cho sự xuất hiện của số chẵn.
Giải: Cho
A: Quan sát 1.
B: Quan sát số chẵn.
Ta có P(AÇB) = 1/6 và P(B) = ½.
Vậy, xác suất của A, cho rằng B đã xảy ra, là
P(A|B) = P(AÇB) / P(B) = (1/6) / (1/2) = 1/3.
9. Biến cố độc lập
Giả sử sự xuất hiện của biến cố A không bị ảnh hưởng bởi sự xuất hiện hoặc sự không xuất hiện của biến cố B, thì biến cố A là độc lập của B.
Định nghĩa 17: Hai biến cố A và B là độc lập nếu một trong những điều sau đây thỏa mãn:
P(A|B) = P(A)
P(B|A) = P(B)
P(AÇB) = P(A)P(B)
Nếu không, các biến cố là phụ thuộc.
Ví dụ 17: Tung xúc xắc cân bằng, cho:
A: Quan sát số lẻ.
B: Quan sát số chẵn.
C: Quan sát 1 hoặc 2.
a. A và B là các biến cố độc lập?
b. A và C là các biến cố độc lập?
Giải:
a. Vì P(A|B) = 0 và P(A) = ½ nên A và B không độc lập.
b. Vì P(A|C) = P(A) = ½ nên A và C độc lập.
10. Luật của xác suất:
1) Luật nhân:
Xác suất của giao của hai biến cố A và B là
P(AÇB) = P(A)P(B|A)
            = P(B)P(A|B)
Nếu A và B là độc lập, thì
P(AÇB) = P(A)P(B).
Xác suất của giao của ba biến cố A, B, và C là
P(AÇBÇC) = P[(AÇB)ÇC] = P(AÇB)P(C|AÇB)
                = P(A)P(B|A)P(C|AÇB).
Xác suất của giao của bất kỳ k biến cố, là
P(A1ÇA2ÇA3Ç...ÇAk) = P(A1)P(A2|A1)P(A3|A1ÇA2)...P(Ak|A1ÇA2Ç...ÇAk-1).
2) Luật cộng:
Xác suất của hợp của hai biến cố A và B là
P(AÈB) = P(A) + P(B) - P(AÇB).
Nếu A và B là các biến cố loại trừ nhau, P(AÇB) = 0 và
P(AÈB) = P(A) + P(B).
Xác suất của hợp của ba biến cố A, B, và C là
P(AÈBÈC) = P[AÈ(BÈC)]
= P(A) + P(BÈC) - P[AÇ(BÈC)]
= P(A) + P(B) + P(C) - P(BÇC) - P[(AÇB) È(AÇC)]
= P(A) + P(B) + P(C) - P(BÇC) - P(AÇB) - P(AÇC) + P(AÇBÇC).
Vì (AÇB)Ç(AÇC) = AÇBÇC.
3) Luật đối:
Nếu A là một biến cố, thì
P(A) = 1- P(A').
Chứng minh: Vì A và A' là các biến cố loại trừ nhau và
S = A + A', nên P(S) = P(A) + P(A’) = 1. Suy ra,
P(A) = 1- P(A').
11. Luật của Xác suất Toàn phần
Giả sử S = B1ÈB2È...ÈBn với P(Bi)> 0, i = 1, 2, ..., n và BiÇBj = Æ cho i ¹ j. Thì cho bất kỳ biến cố A
P(A) = SP(Bi)P(A|Bi).
Chứng minh:
Bất kỳ tập con A của S có thể được viết như
A = AÇS = AÇ(B1ÈB2È...ÈBn)
   = (AÇB1)È(AÇB2)È...È(AÇBn)
Chú ý: Nếu i ¹ j, thì
(AÇBi)Ç(AÇBj) = AÇ(BiÇBj) = AÇÆ = Æ.
(AÇBi) và (AÇBj) là những biến cố loại trừ nhau. Do đó,
P(A) = P(AÇB1) + P(AÇB2) + ... + P(AÇBn)
         = P(B1)P(A|B1)+P(B2)P(A|B2)+...+P(Bn)P(AÇBn)
         = SP(Bi)P(A|Bi).
12. Quy tắc Bayes:
Giả sử S = B1ÈB2È...ÈBn với P(Bi)> 0, i = 1, 2, ..., n và BiÇBj = Æ cho i ¹ j. Thì
P(Bj|A) = P(Bj)P(A|Bj) / SP(Bi)P(A|Bi).
Chứng minh: Chứng minh trực tiếp từ định nghĩa của xác suất có điều kiện và luật của xác suất toàn phần.
Chú ý: P(Bj|A)=P(AÇBj) / P(A)=P(Bj)P(A|Bj) / SP(Bi)P(A|Bi).
13. Gán xác suất cho biến cố
Có 2 cách gán xác suất cho một biến cố trong không gian mẫu rời rạc: điểm mẫu và biến cố thành phần.
1) Phương pháp điểm mẫu:
a. Xác định phép thử.
b. Xác định không gian mẫu S.
c. Xác định xác suất của mỗi điểm mẫu trong S.
d. Xác định biến cố A.
e. Tìm P(A) bằng cách cộng các xác suất của các điểm mẫu trong A.
Ví dụ: Tung đồng xu cân bằng ba lần. Tính xác suất đúng hai H trong ba tung.
Giải:
a. Phép thử gồm quan sát các kết quả H hay T cho mỗi ba tung đồng xu.
b. Biến cố đơn trong phép thử này là một chuỗi ba chữ của H hay T. Chữ đầu cho tung đồng xu lần 1, chữ thứ hai cho tung đồng xu lần 2, và ...
Tám biến cố đơn trong S là
E1: HHH, E2: HHT, E3: HTH, E4: THH, E5: HTT, E6: THT, E7: TTH, E8: TTT.
Không gian mẫu S = {E1, E2, E3, E4, E5, E6, E7, E8}.
c. Vì đồng xu cân bằng, các biến cố đơn là đồng đẳng; đó là, P(Ei) = 1/8, i = 1, 2, ..., 8.
d. Biến cố A = {đúng hai H trong ba tung} = {E2, E3, E4}.
e. P(A) = P(E2) + P(E3) + P(E4) = 1/8+1/8+1/8 = 3/8.
2) Phương pháp biến cố thành phần:
Biến cố A có thể là hợp, giao, hoặc đối của các biến cố khác.
Các bước dùng trong phương pháp biến cố thành phần:
a. Xác định phép thử.
b. Xác định không gian mẫu.
c. Xác định biến cố A là hợp, giao, hay đối của hai hoặc nhiều biến cố thành phần.
d. Tìm P(A) theo luật xác suất.
Ví dụ: Trong số các cử tri ở một thành phố, 40% là đảng Cộng hòa và 60% là đảng Dân chủ. Trong khi 60% của đảng Cộng hòa và 70% của đảng Dân chủ ủng hộ trái phiếu. Nếu cử tri được chọn ngẫu nhiên trong thành phố, xác suất mà người đó sẽ ủng hộ phát hành trái phiếu là gì?
Giải: Giả sử
F: Ủng hộ phát hành trái phiếu.
R: Cộng hòa được chọn.
D: Dân chủ được chọn.
Thì,
P(R) = .4, P(D) = .6, P(F|R) = .6, P(F|D) = .7
Ta có: P(F) = P[(FÇR)È(FÇD)] = P(FÇR) + P(FÇD)
Vì (FÇR) và (FÇD) là những biến cố loại trừ nhau.
P(FÇR) = P(F|R)P(R) = (.6)(.4) = .24
P(FÇD) = P(F|D)P(D) = (.7)(.6) = .42
P(F) = .24 + .42 = .66






Hình 2: Sơ đồ Venn cho các biến cố. 
                          



Thursday, January 21, 2016

Làm nhà gỗ

I. Kiểu mẫu:




























II. Vật liệu:
1. Kích thước các loại gỗ:


2. Ván ép:


3. Đinh ốc:


4. Đổi hệ đo lường:


5. How to mix cement to make a mortar or concrete mix


https://www.marshalls.co.uk/gardens-and-driveways/blog/how-to-mix-cement-to-make-mortar-or-concrete


Step 1: Start measuring your ingredients

Using the manufacturer’s recommendations, place the cement, sand, (aggregates if making concrete), and water into separate plastic buckets. For a standard mortar mix this normally on a ratio basis (usually around 3 or 4 parts building sand to 1 part cement) recommendations vary – but you don’t want the mixture to be too wet or too dry. In terms of the ratio for concrete, it depends on what strength you are trying to achieve, but as a general guide a standard concrete mix would be 1 part cement to 2 parts sand to 4 parts aggregates. For foundations, a mix of 1 part cement to 3 parts sand to 6 parts aggregates can be used.

Measure around half of the cement, sand and aggregates (for a concrete mix only) you’re going to mix. Using half now will prevent the mix from drying out before you get chance to use all of it – you can mix the other half later.

Tip the sand and aggregates (if making a concrete mix) onto your mixing board or into your container. If using a board, form a crater in the middle of the pile. Measure out half the cement you’re using and pour this into the middle of the crater, which should create a cone-like shape.


III. Cách làm nhà gỗ:
Bản vẽ tổng quát (Isometric):


1. Làm nền xi măng 190 3/4” x 142 1/2” và đặt 14 đình ốc J vào nền theo bản vẽ.
a. Bản vẽ:


Chị tiết nền 
b. Vật liệu:


c. Làm nền xi măng theo những bước sau:

Bước 1: Đào móng nền 


Bước 2: Làm khung nền 


Bước 3: Đặt khung nền 


Bước 4: Đặt lưới sắt trên gạch cho khoảng cách ở dưới 


Bước 5: Đổ nền xi măng

Bước 6: Hoàn thiện nền và đặt đình ốc J cho tường nhà.

2. Vẽ chân tường sát với cạnh ngoài của nền nhà theo bản vẽ.

3. Đóng tưởng sau theo bản vẽ. Đóng cây chân tường với cây cột tường bằng đình 16d. Cây cột tưởng tiêu chuẩn dài 92 5/8”. Sau khi tưởng vuông góc, đóng 1 x 4 cây neo tưởng sát với mặt ngoài của cây cột tưởng.

4. Dựng tưởng sau vào đình ốc J với long điền và nut.
Neo tưởng thẳng đứng.
Đóng và dựng những tưởng còn lại, rồi đóng chặt các tưởng với nhau bằng cây đầu trên tưởng. Sau đó, đóng 11 - 11 tấm che bên ngoài tưởng.

5. Cắt (15) 2 x 6 x 142 1/2” cây kèo cho sàn gác thượng. Cắt góc 1 7/8” x 15/16” trên mỗi đầu cây kèo để không ló trên cây đồn tay. 

6. Vẽ vị trí cây kèo trên đầu tưởng theo bản vẽ.

7. Lát sàn gác thượng với ván ép 1/2”, dùng đình 8d đóng vào cây kèo.

8. Dùng mẫu đồn tay dưới đây để vẽ và cắt 2 mẫu đồn tay. Thử đồn tay trên nóc nhà để chỉnh nét cắt cho đúng. Cắt 24 đồn tay. Cắt 4 đồn tay với miệng chim cho hộp cửa sổ. Cắt 4 đồn tay cho đầu hồi nhà, không có cắt miệng chim.

9. Cắt 2 x 8 x 206 3/4” cây đỉnh nhà.
Vẽ vị trí cây đồn tay trên cây đỉnh và cây đầu tường theo bản vẽ khung tường trước và sau nhà.
Đóng mái nhà theo những bước sau:
Bước 1:

10. Vẽ vị trí cột của tường đầu hồi trên cây đầu tường theo bản vẽ. Chuyển những vị trí này lên cây đồn tay dùng thước do mặt phẳng ngang (level).
Cắt mỗi 2 x 4 cột tường đầu hồi cho đúng, cắt góc 33.5 độ ở đầu trên. 
Đóng cột đầu hồi sát với mặt ngoài của tường đầu hồi.

11. Đóng nửa tường dưới hộp cửa sổ.
Cắt 2 cây chân tường dài 60”.
Cắt 5 cây cột tường dài 32 1/2”.
Đóng một cột tường ở mỗi đầu cây chân tường và cách điều cho mỗi cột tường ở giữa. 
Vẽ 12” từ mặt trong của tường trước nhà theo bản vẽ sau:

Đóng nửa tường vào nền nhà dùng đình ốc của thợ nề.

12. Cắt (6) 2 x 6 x 36 1/2” cây kèo. Đóng đình nghiêng cây kèo trong và ngoài nửa tường theo bản vẽ hộp cửa sổ. Cây kèo nên dài hơn 15” mặt ngoài của tường nhà.
Đóng thêm 2 x 4 x 60” cây dưới (sill plate) ở đầu dưới của cây kèo.
Cắt (2) 2 x 4 cây cột tường bên cạnh, ló ra từ cây dưới đến cạnh trên của những cây đồn tay (có góc đầu trên 33.5 độ). Rồi đóng đình chúng vào.
Đóng 2 x 4 cây trên giữa cây tường bên cạnh 41 1/2” trên cây dưới.

13. Đóng 2 x 2 nailer 1/2” từ mặt dưới cây trên của hộp cửa sổ. 
Đóng mặt trên và dưới của hộp cửa sổ với ván ép 1/2” theo bản vẽ chị tiết của hộp cửa sổ.
Cắt 2 x 4 cây cột giữa những miếng ván ép ở mỗi đầu của 2 x 4 cây trên của tường nhà. Đóng chúng vào những cây cột tường và cây trên (header).

14. Cắt xiên cạnh 33.5 độ của 2 x 6 miếng chặn. Cắt từng miếng chặn giữa những đòn tay và những cây kèo của gác thượng. Đóng chúng vào để che kín hộp đòn tay theo bản vẽ overhead door header, những miếng chặn phải sát với mặt trên của những đòn tay.
Cắt 2 x 8 miếng chặn để che hộp đòn tay ở phía trên hộp cửa sổ hợp với Box Bay Window detail.

15. Đóng 2 x 8 fascia vào những đầu đòn tay sao cho đầu cạnh ngoài sát với miếng chặn của nóc nhà.
Đóng 1 x 8 fascia vào đòn tay đầu hồi.
Đóng 1 x 2 drip edge dọc theo tai và đầu hồi sát với miếng che nóc nhà.

16. Thêm z-flashing trên hàng đầu của tấm che.
Cắt tấm che 11-11 cho đầu hồi.
Đóng 1 x 4 trim sát vào flashing.

17. Hoàn thiện trim details, thêm 1 x 2 dọc theo đầu hồi và những cạnh của hộp cửa sổ. Dùng 1 x 4 trên những góc thẳng đứng và chung quanh những cửa sổ, cửa ra vào, và cửa trên nóc.
Cắt 1 x 10 horizontal trim to 7 1/2” dọc theo đáy của hộp cửa sổ. Che dưới những cây kèo của hộp cửa sổ với ván ép 1/2”.

18. Cắt miếng 1 x 6 thành 4 1/8” rộng cho cột cửa. Đóng cột cửa theo kích thước cửa của nhà chế tạo. Nếu cần, shim sau cột cửa.
Chắc rằng cột cửa sát với mặt trong của tường nhà 
và ló 1/8” ra ngoài tường nhà.
Đóng 2 x 6 trim Theo bản vẽ Overhead Door header/ jamb.

19. Đóng 2 cửa sổ và cửa cạnh theo hướng dẫn của nhà chế tạo. Đặt cột cửa của cửa sổ và cửa cạnh sát với tấm che ngoài tường.
Đóng overhead door,  rồi thêm stop molding dọc theo đỉnh và bên cạnh cột cửa theo bản vẽ Service Door header/jamb.

20. Đóng 1/2” ván ép vào mái nhà, bắt đầu từ cạnh dưới của dòn tay. Rồi thêm giấy xây dựng và ngói nhựa đường theo những bước sau:

Lợp mái nhà bằng ngói nhựa đường có 2 khoảng cắt như sau:



Bước 1. Cắt góc 45 độ cho đầu cạnh nước chảy (drip edge) ở mỗi góc mái nhà.                           Đóng cạnh nước chảy vào ván ép mái nhà với đinh 2d không rỉ dọc theo mép trước của mái nhà.                                             Đóng giấy xây dựng vào ván ép mái nhà với mấu sắt (staple) dọc theo cạnh nước chảy trước của mái nhà. Cắt giấy sát với mép đầu hồi. Những hàng giấy còn lại đè lên hàng giấy trước 2”,  đè lên hàng giấy bên cạnh 4”, và quá đỉnh nóc nhà 6”. Đóng cạnh nước chảy vào giấy xây dựng dọc theo mép đầu hồi của mái nhà.



Bước 2. Đóng hàng ngói đầu tiên. Cắt 6” từ một đầu của một miếng ngói để bắt đầu hàng ngói đầu tiên. Đặt miếng ngói này ngược lại dọc theo mép trước của mái nhà, với cạnh 6” sát với mặt đầu hồi dùng đình 2d không rỉ. Đóng những miếng ngói còn lại ngược theo mép trước của mái nhà. Cắt miếng ngói cuối cùng sát với mặt đầu hồi.



Bước 3. Đóng những hàng ngói còn lại 

Đặt hàng ngói thứ nhất (không ngược lại) lên trên hàng ngói đầu tiên, sát mép với nhau. Đóng 4 đình 2d không rỉ lên mỗi miếng ngói: 1/2” trên mỗi khoảng cắt và 1” từ mỗi đầu ngói.

Cắt miếng ngói cuối cùng sát với hàng ngói đầu tiên ở mặt đầu hồi.

Đóng hàng ngói thứ hai với mỗi khoảng cắt ở giữa 2 khoảng cắt của hàng ngói thứ nhất. Cắt miếng ngói cuối cùng sát với mặt đầu hồi.

Cắt hàng ngói cuối cùng ở đỉnh nóc nhà.

Lặp lại cách đóng ngói cho mái nhà sau. Hàng ngói cuối cùng của mái sau sẽ đè lên hàng ngói cuối cùng của mái trước 5”.



Bước 4. Đóng ngói đỉnh

Cắt 3 miếng ngói đỉnh từ mỗi miếng ngói thường. 

Vẽ một đường phấn trắng song song và cách đường đỉnh 6”.

Bắt đầu đặt ngói đỉnh sát với mặt đầu hồi, rồi bẻ cong ngói đỉnh trên đường đỉnh mái nhà với một cạnh trên đường phấn trắng. Đóng mỗi ngói đỉnh với 1 đình 2d vào mỗi mái nhà, 5 1/2” từ cạnh đầu hồi và 1” từ đường phấn trắng. 

Đóng ngói đỉnh cuối cùng với 1 đình 2d ở mỗi góc cuối. Trét đầu đinh với xi măng ngói.

Cắt miếng ngói đỉnh dư sát với mặt đầu hồi.